2. Đặc điểm của cây hoa hải đường
- Thân: Cây hải đường là loại cây thân gỗ, phân thành nhiều cành, cây sống lâu năm.
- Lá: lá hải đường cứng mép có răng cưa gần giống với lá cây hoa Trà mi.
- Hoa: Nhà vườn hiện cung cấp cây hoa Hải Đường màu đỏ thắm rất đẹp, hoa 5 cánh khá dày, nhụy hoa màu vàng đậm, hoa nở mỗi khi xuân về.
Cây Hải Đường to lâu năm đáp ứng nhu cầu khách hàng chơi tết, đi biếu
3. Ý nghĩa của cây hoa hải đường
- Hoa hải đường đẹp, có màu đỏ thắm, nở hoa đúng độ tết đến xuân về. Hoa hải đường tượng trưng cho tài lộc, giàu sang, may mắn.
- Cây hoa hải đường còn đẹp, ý nghĩa ở cả tên gọi mà hoa hải đường còn giàu ý nghĩa ngay từ tên gọi. Từ "đường" còn có nghĩa nhà ngôi nhà lớn, biểu thị sự phồng vinh, giàu sang trong năm mới đến với gia đình mình.
Hoa hải đường nở
- Trong phong thủy: cây hải đường hợp với những người mệnh: mộc, thủy, hỏa, thổ.
- Cũng vì lẽ đó mà người ta thường chọn cây hoa hải đường làm quà tặng nhân những dịp lễ tết, năm mới, tân gia. Người xưa quan niệm tặng chậu hoa hải đường là chúc gia chủ phú quý vinh hoa, thăng quan, tiến chức.
- Mua cây hoa hải đường trưng trong nhà, trước cửa đón xuân sang với mong muốn một năm đỏ, sung túc, may mắn là việc nhiều người thường làm trong dịp tết.
Cây hoa hải đường sẵn nụ và hoa dịp cuối năm
Cây Hải Đường cho hoa đẹp mỗi dịp Tết đến Xuân về, cây quý ngang với cây hoa Trà và cây Đỗ Quyên. Hải Đường tượng trưng cho sự may mắn, Năm mới phú quý - Anh em hòa hợp - Tình bạn keo sơn.
Nụ hoa hải đường to, tròn, báo hiệu một mùa hoa tết rực rỡ
4. Cách chăm sóc cây hoa hải đường
Cây hoa hải đường là cây thân gỗ, chịu bóng bán phần, ưa mát mẻ nên khi trồng cây hải đường cần lưu ý:
- Ánh sáng: Cây hoa hải đường ưa ánh sáng bán phần, nên cần trồng cây hải đường nơi có ánh sáng khuếch tán khoảng 50-60%. Tránh trồng cây hải đường tại nơi có nắng gắt.
- Nhiệt độ: cây hoa hải đường ưa nhiệt độ mát mẻ, nhiệt độ trung bình ưa thích khoảng từ 18 đến 27 độ C.
Cây hoa Hải Đường lá to, xanh bóng được tô điểm thêm những bông hoa đỏ tròn to và thơm ngát.
- Đất trồng: Cây hoa hải đường ưa đất tơi xốp, thoáng, lại giàu dinh dưỡng, nên bón lót phân hữu cơ để có thể dự trữ dinh dưỡng nuôi cây hoa hải đường.
- Tưới nước: cây hải đường ưa ẩm trung bình, lượng nước cần tưới cho cây vừa phải. Nên tưới nước cho cây khi thấy đất trên mặt chậu hơi se khô.
Một chậu cây Hải Đường đặt kệ Tivi trưng tết vừa đẹp vừa sang nhà.
- Bón phân: nên bón phân cho cây hải đường mỗi tháng/lần.
- Bệnh thường gặp: Hải đường thường bị rệp phồng lá , bạn có thể dùng thuốc Regan phun 2 lần, mỗi lần phun cách nhau khoảng 5 ngày
Chậu hoa hải đường khỏe mạnh, giao tới cho khách hàng
- Để điều chỉnh cho hải đường nở rộ đúng dịp Tết Nguyên Đán thì ngay từ cuối thu, người chăm cây cần chú ý thực hiện tốt một số điều sau:
+ Tỉa cành sâu bệnh, cành dăm nhỏ yếu, cành khuất tán để cây tập trung dinh dưỡng nuôi cơ quan sinh sản, các cành mập khỏe, loại trừ vùng ẩn nấp của các bệnh nấm, dịch hại vừa tạo dáng thế đẹp cho cây. Thêm vào đó việc làm này còn giúp cây hạ thấp trọng tâm, cản gió mưa, giúp cây vững chãi hơn.
+ Đề phòng sâu đục thân, nấm bệnh và tăng độ phản xạ ánh sáng giúp cây quang hợp tốt hơn thì ta quét nước vôi bão hòa vào thân cây. Hàng năm nên quét 2-3 lần,mỗi lần cách nhau 1-2 ngày.
+ Mỗi cành nhánh chỉ nên để 2-3 nụ khỏe mập, bỏ đi các nụ nhỏ, kẹ để tập trung nhựa nuôi nụ, để hoa bền và to.
+ Bón thúc cho hoa bằng phân chứa: 40% phân hữu cơ hoai mục + 40% bùn khô đập nhỏ + 10% NPK với lượng N<10% + 10% còn lại là vôi, xỉ than, vữa đập nhỏ rồi trộn đều. Bón bằng cách đào rãnh ở ngoài chu vi bóng tán, bỏ phân rồi lấp đất, tưới ẩm đất tránh nền bị ngập gây úng ngạt rễ, rụng nụ và hỏng lộc.