Chi tiết sản phẩmXương rồng tai thỏ là một loại cây trồng được giới trẻ ưa chuộng, trồng trang trí nhà cửa, các quán cà phê,... theo phong cách địa Trung Hải,... Loại xương rồng này dễ chăm sóc và cực kỳ dễ sống.
Giới thiệu về cây xương rồng tai thỏ
- Tên gọi: cây xương rồng tai thỏ
- Tên khoa học: Opuntia microdasys
- Xuất xứ: Mexico
- Hồng cây cảnh bán cây xương rồng tai thỏ cao khoảng 50 đến 70 cm với giá 270.000/ chậu.
Bán cây xương rồng tai thỏ tại Hà Nội
Đặc điểm của cây xương rồng tai thỏ
- Xương rồng tai thỏ mang các đặc điểm của loại cây xương rồng với thân ngập nước, có nhiều gai,... Thân cây xương rồng tai thỏ có màu xanh, xếp thành từng hàng, từ một thân chính mọc ra nhiều nhánh nhỏ. Số nhánh thường là hai nhánh, cái tên xương rồng tai thỏ này xuất phát từ hình dáng bên ngoài của loại cây này với hai nhánh giống như hai tai thỏ.
- Cũng có nhiều trường hợp cây xương rồng mọc nhiều nhánh hơn so với số lượng 2. Cây xương rồng tai thỏ có chiều cao tối đa khoảng vài mét khi ở ngoài tự nhiên. Còn trồng trong chậu thì thường thường cây chị cao khoảng 1,2m đến 1,5 m.
- Cây xương rồng tai thỏ có hoa, hoa xương rồng có màu vàng hoặc đỏ. Khi hoa tàn, cây kết quả, quả cây xương rồng tai thỏ có màu xanh, khi chín thì có màu đỏ, trong quả chứa rất nhiều hạt, quả của nó có thể ăn được. Vị quả xương rồng tai thỏ ngọt, nhiều nước, ăn gần giống như thanh long.
- Cây xương rồng tai thỏ sống trong điều kiện khô hạn như
sen đá, nhiều nắng. Nếu đặt cây xương rồng tai thỏ trong điều kiện râm mát, các gai sẽ biến thành lá, lá khá dày, cuống lá ngắn.
Cây xương rồng tai thỏ giao khách
Công dụng của cây xương rồng tai thỏ
Cây xương rồng tai thỏ có rất nhiều tác dụng.
- Có thể nói tác dụng đầu tiên của cây xương rồng tai thỏ là nguyên liệu nấu ăn. Ở mexico người ta thường bán xương rồng tai thỏ như rau tươi, cây gọt qua lớp gai và vỏ ngoài, có thể đem xào, luộc, nấu canh. Ở Việt Nam và Trung Quốc, ta cũng có thể thấy món ăn này ở nhiều nơi. Tại Quảng Nam của nước ta, món xương rồng xào, canh xương rồng,... đã trở thành đặc sản của tỉnh này.
- Tác dụng thứ hai có thể kể đến của cây xương rồng tai thỏ là loại dược liệu chữa bệnh. Xương rồng tai thỏ có vị đắng, chứa nhiều hợp chất tốt cho cơ thể, có thể trị các bệnh đau răng, sâu răng, viêm dạ dày, viêm ruột, sốt rét... Theo các nghiên cứu hiện đại cây xương rồng tai thỏ có thể giảm nồng độ cholesterol, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ chữa trị tiểu đường,...
- Ngoài hai công dụng trên, thường thấy nhất ở cây xương rồng tai thỏ chính là trang trí làm đẹp sân vườn, không gian sống. Cây xương rồng tai thỏ thường được trồng chậu đặt ban công hoặc trồng chậu trang trí quán cà phê, nhà hàng khách sạn,... Nhất là các thiết kế mang hơi hướng địa Trung Hải với các loại cây ưa hạn dễ chăm sóc,...
Cây xương rồng tai thỏ tại vườn
Cách trồng và chăm sóc cây xương rồng tai thỏ
Làm thế nào để có một cây xương rồng tai thỏ mập mạp xanh tốt? Đây là câu hỏi nhiều bạn đặt ra trong quá trình trồng và chăm sóc cây xương rồng tai thỏ. Như chúng tôi đã đề cập trước đó chăm sóc cây xương rồng tai thỏ không khó. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số vấn đề sau.
- Vị trí trồng: vị trí trồng cây xương rồng tai thỏ cần ở nơi có nhiều nắng sáng để cây có thể sinh trưởng tốt. Cây ưa ánh nắng trực tiếp nên nếu bạn trồng ở nơi ít nắng bạn cần tắm nắng cho cây thường xuyên.
- Cây xương rồng tai thỏ có thể được trồng trực tiếp dưới đất hoặc trồng trong chậu. Vấn đề đất trồng cũng là một vấn đề cần lưu ý. Đất trồng tốt nhất cho cây xương rồng tai thỏ là đất khô pha cát, có khả năng thoát nước tốt. Nếu bạn mua đất bao đóng sẵn ở các tiệm bán cây thì lên trộn thêm các loại xỉ than hay đá perlite,... Giúp tăng khả năng thoát nước cho cây.
Chậu cây xương rồng tai thỏ
- Tưới nước: cây xương rồng tai thỏ có khả năng chịu hạn tốt, cây vẫn sống tốt kể cả khi bạn quên tới cả tuần. Mỗi lần tưới cây bạn cần kiểm tra xem đất đã khô hoàn toàn chưa. Bởi nếu tớ nhiều uống nước thì cây sẽ dễ bị thối rễ gây chết cây.
- Như đã nói ở trên thì cây xương rồng tai thỏ là một loại cây rễ chăm sóc cây không cần phân bón thường xuyên sống tốt khi lực kém chất lượng Tuy nhiên nếu cần cây phát triển nhanh hơn thì bạn nên bón phân vào mùa xuân.
- Cây xương rồng tai thỏ cũng có thể bị bệnh nấm trắng hoặc rệp nếu bạn trồng cây tại nơi ít nắng, tưới ẩm nhiều. Chính vì vậy cần lưu ý vấn đề này.
Nhà vườn cây cảnh ms Hồng ngoài cây xương rồng tai thỏ còn có các loại xương rồng khác như: xương rồng tháp,
xương rồng bát tiên,...