Chi tiết sản phẩmMẫu cây mít ta rất đỗi quen thuộc ở các vùng thôn quê Việt Nam. Cây cho quả ăn rất thơm ngon, còn gỗ từ thân cây Mít cho giá trị kinh tế cao.
Cây Mít Ta
Nhà cung cấp
Hồng Cây Cảnh xin giới thiệu
cây mít ta. Đây là cây dạng thân gỗ sống lâu năm.
Hình ảnh Cây Mít ta rất đỗi quen thuộc ở các vùng thôn quê Việt Nam. Cây cho quả ăn rất thơm ngon, còn gỗ từ thân cây Mít cho giá trị kinh tế cao.
1. Giới thiệu về Cây Mít ta
Cây mít dai có nguồn gốc từ Ấn Độ
Tên gọi khác: Cây mít dai, Da Xóp
Nguồn gốc: có nguồn gốc từ Ấn Độ
Mít Thuộc họ thực vật: Moraceae - họ Dâu Tằm
Tên khoa học: Artocarpus heterophyllus Lam
Tên đồng nghĩa Artocarpus Asperula Gagnep
Cây Mít – Artocarpus Heterophyllus
2. Đặc điểm của Cây Mít ta
Giống cây mít ta
- Chiều cao Cây mít khoảng chừng 3 -5 mét.
- Thân cây gỗ to có nhiều nhánh và khẳng khiu.
- Lá mít có màu xanh đậm, rất dày, phiến trên mặt lá nhẵn
- Vào mùa hoa mít có màu vàng xanh, có nhiều cánh hoa dài. Sau một tuần hoa bắt đầu rụng thì có những trái mít nhỏ bắt đầu mọc ra
- Quả mít vỏ ngoài màu xanh pha vàng và có rất nhiều gai to nhọn.
- Khi quả mít chín có mùi hương rất đặc trưng, muối mít màu vàng và ăn rất ngọt
Mít còn dùng để chế biến thực phẩm như: Mít sấy khô, làm kẹo hương mít, làm nước uống, nấu ăn, chè mít...........
3. Ý nghĩa phong thuỷ của Mít ta
Cây mít ta mang lại nhiều giá trị kinh tế
Ý nghĩa trong phong thủy của cây mít: Xưa các cụ có câu "Nhà ngói cây mít" (ý nói về những nhà giàu mới có nhà ngói và cây mít trước nhà). Từ xa xưa, người Việt Nam đã thích trồng mít trước nhà, không chỉ để ăn trái mà vì đây là loại cây mang ý nghĩa phong thủy sâu xa.
- Hình ảnh cây mít xanh tốt, đâm chồi nảy lộc tượng trưng cho sự phát tài và phát lộc. Dù đất có cằn cỗi thì lá mít vẫn xanh ngắt tượng trưng cho sự cố gắng vươn lên không ngừng, thăng tiến trong sự nghiệp.
- Quả mít thường mọc thành từng chùm, trong mỗi quả đều có rất nhiều múi đây là tượng trưng cho sự đoàn kết, gắn bó, đông con cháu , đại gia đình hạnh phúc.
- Quả Mít có mùi thơm phức, trưng bày trái mít trong nhà nhằm mục đich cả năm gia đình gặp nhiều tin an vui. Người làm ăn kinh doanh thì gặp nhiều may mắn.
4. Cách trồng và chăm sóc Cây Mít ta
Cách trồng cây Mít ta giống, Kỹ thuật trồng cây mít ta:
Có thể trồng mít bằng cây giống được nhân bằng hạt, giâm rễ, giâm cành, chiết cành, cây ghép và nuôi cấy mô.
Đất trồng: đất tốt, giàu chất dinh dưỡng, giàu độ mùn, tầng canh tác sâu trên 1m, tốt nhất là trồng trên đất thịt pha sét. Đất ở nơi khô ráo tránh ngập úng và thoát nước dễ dàng.
Thời vụ trồng: Bạn có thể trồng quanh năm hoặc đầu mùa mưa từ tháng 5-7 dương lịch. Cây sẽ phát triển nhanh
Có nhiều cách để nhân giống cây mít ta
Cách chăm sóc cây Mít ta
NƯỚC TƯỚI: Yêu cầu tưới nhiều nước trong tháng đầu sau khi trồng, tưới thường xuyên cứ 2-3 ngày/lần. Sau đó, có thể tưới giãn cách hơn 4-5 ngày/lần. Từ năm thứ hai về sau tưới nước cho cây vào giai đoạn mới bón phân và tưới nước vào những tháng khô hạn. Vào mùa mưa lũ nên kiểm tra hệ thống thoát nước vì cây mít sợ úng.
LÀM CỎ: Cần làm cỏ định kỳ xung quanh gốc mít. Cày xới đất tơi xốp chăm sóc mỗi năm 3 lần. Năm đầu tiên cày xới đất cách gốc 0,4m, từ năm thứ hai cách gốc chừng 0,6m. Nên giữ lại cỏ để tạo nên vùng tiểu khí hậu ổn định, che chắn được bề mặt đất chống bị trôi đất.
CẮT TỈA TẠO TÁN- Nhằm loại bỏ các cành sâu bệnh, những cành già cỗi, cành mọc không đúng hướng. Việc tỉa cành nên làm khi cây có chiều cao khoảng 1m . Để giúp cây tăng trưởng cân đối, các cành cấp I (gọi là cành ngang) phân bố đồng đều nhau. Bạn có thể tỉa cành và tạo tán 2-3 lần mỗi năm.
BÓN PHÂN: Hàng năm, bón bổ sung phân cho cây, tưới phân vào những lúc thu hoạch quả xong. Tủ gốc để giữ ẩm, mùa khô thì tưới nước 2-3 ngày/lần.
MUA CÂY MÍT TA Ở ĐÂU?
Thật đơn giản, đây là địa chỉ bán CÂY MÍT TA uy tín và giá rẻ nhất tại Hà Nội:
CÔNG TY TNHH CÂY XANH TRUNG NGUYÊN
www.http://hongcaycanh.com
Hotline bán hàng: 0962.136.986 - 0967.989.584 - 09122.55500
Địa chỉ: Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên cách Bát Tràng Gia Lâm 3km
Ngoài ra chúng tôi nhận cung cấp nhiều
CÂY CẢNH khác với mức giá tốt nhất, hợp lý nhất.